TẠI SAO BULONG MÓNG LÀM THỪ THÉP 40X LẠI KHÔNG ĐỦ CẤP BỀN 8.8?

Hiện nay sản xuất bulong móng cấp bền 8.8 thường có hai cách sử dụng vật liệu phổ biến nhất:
-Cách thứ nhất: Sử dụng vật liệu có độ bền gần đạt được cấp bền 8.8 như C45, sau khi sản xuất ra bulong móng thì phải được nhiệt luyện để làm tăng cơ tính của bulong móng.
– Cách thứ hai: Sử dụng vật liệu sản xuất bulong móng đã đạt được cấp bền 8.8 như 40X, sử dụng dạng vật liệu này thì khi sản xuất ra bulong ta không cần phải xử lại bulong nữa vì bản thân vật liệu đã đủ tiêu chuẩn bền.
Hiện nay có rất nhiều đơn vị gia công các loại bulong mong nhưng có phần lớn các đơn vị sản xuất ra bulong thường kém chất lượng và thiếu độ bền cần thiết làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng công trình


Bulong cho các công trình

Nguyên nhân nào dẫn đến chất lượng bulong móng không đáp ứng được nhu cầu thực tế khi sử dụng?

Nguyên nhân thứ nhất:

Nhà sản xuất luôn mong muốn bán các sản phẩm với giá thấp nhất và vẫn có lợi nhuận.
Để có lợi nhuận các nhà sản xuất thường sử dụng vật liệu không có nguồn gốc và chất lượng kém, cùng là các mác thép C45 hoặc 40Cr (40X) nhưng những thép nhập từ Trung Quốc luôn có cấp bền thấp hơn nhiều so với chứng chỉ mặc dù khi kiểm tra thành phần hóa học thì các thành phần chủ yếu như: C, Mn, Cr, Si, P, Ni vẫn đạt nhưng cấp bền không đạt hiệu quả lại thiếu rất nhiều.
Ví dụ: thép 40Cr của trung quốc giới hạn bền thường chỉ đạt 750 -790Mpa trong khi tiêu chuẩn giới hạn bền thấp nhất của thép 40Cr là 980Mpa.
Nếu sử dụng cùng mác thép 40Cr nhưng có nguồn góc xuất sứ từ Nhật thì giới hạn bền luôn đạt so với tiêu chuẩn.
Vậy để giảm tiền mua phôi thì nhà sản xuất thường chọn phôi của trung Quốc thay vì mua phôi chuẩn từ Nhật Bản vì phôi thép từ trung Quốc không chỉ rẻ hơn mà lúc nào cũng có sẵn hàng hơn.

Nguyên nhân thứ hai:

Cấp bền của đai ốc. Giả sử ta đã sản xuất ra được bulong móng có cấp bền 8.8 nhưng nhiều khi mang đi thí nghiệm thì cấp bền của bulong lại không đạt được mong muốn như yêu cầu, lý do chủ yếu nằm ở con đai ốc, hiện nay đai ốc thường rất ít loại có độ bền như nhãn mác, phần lớn các đai ốc xuất hiện trên thị trường thường chỉ có cấp bền 5 hoặc 6 rất ít loại có đủ cấp bền 8 hoặc cấp bền 10, những nhà sản xuất không chuyên nghiệp không hiểu điều này nên thường lắp bulong móng có cấp bền đạt với đai ốc có cấp bền không đạt dẫn đến khi bulong móng làm thí nghiệm không bao giờ đạt được cấp bền theo yêu cầu đặt ra.

Nguyên nhân thứ ba:

Có hiện tượng bị giảm cấp độ bền khi mạ kẽm nhúng nóng.
Quá trình mạ kẽm nhúng nóng được hiểu là khi ta đưa bulong móng chưa mạ vào bể kẽm nóng chảy. Quá trình này diễn ra gần giống như 1 quá trình ram ( Xử lý ứng suất dư của kim loại sau tôi), kết quả nhận được là thép sẽ bị mềm đi và làm giảm đáng kể độ chịu lực của bulong móng.
Còn đối với đai ốc khi nhúng nóng trong kẽm, các lớp kẽm sẽ lấp đầy các phần chân ren, làm cho đai ốc không lắp vừa bulong móng, để cho quá trình tháo lắp diễn ra thuận lợi hơn thì đai ốc sau mạ kẽm nhúng nóng phải được taro lại phần ren, điều này làm cho cấp bền của đai ốc bị giảm đi rất nhiều dẫn đến độ cấp bền của kết cấp bị giảm đi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
091 585 0585